9+ Món Đặc Sản Đắk Nông Nhất Định Không Nên Bỏ Lỡ

0
693
9+ Món Đặc Sản Đắk Nông Nhất Định Không Nên Bỏ Lỡ

   Đắk Nông không những nổi tiếng với địa hình sông, núi hùng vĩ, những thác nước cao mà còn có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đắk Nông còn được biết đến với những đặc sản của đồng bào các dân tộc thiểu số như cơm lam, rượu cần, dệt thổ cẩm,…Bên cạnh đó, Đắk Nông còn nổi tiếng với các đặc sản của núi rừng Tây Nguyên…Vì vậy, Ghienvivu.com sẽ giới thiệu cho các bạn “Những Món Đặc Sản Đắk Nông Nhất Định Không Nên Bỏ Lỡ” nhé!

I/ RƯỢU CẦN 

   Bất kể lễ hội, lễ tết nào trong năm, người Tây Nguyên nói chung và người dân Đắk Nông nói riêng. Mọi người đều quây quần bên nhau bên ché rượu cần, say điệu cồng chiêng và nhảy múa dưới ánh lửa bập bùng. Rượu được cho một sản vật được Trời (Yang) sai thần linh mách bảo con người làm ra để cúng tế.

   Người Tây Nguyên uống rượu bằng cần và chụm nhau vào uống chung trong một chén rượu mà không sợ mất vệ sinh. Cách làm ra loại rượu đặc trưng này cũng rất đơn giản. Người ta chỉ việc cho men vào cơm và ủ trong ché rượu trong khoảng 5-6 ngày thì thành rượu cần. Song cũng có những người thích hạ thổ đến hàng năm mới đem ra uống. Ở nhiều vùng khác nhau rượu cần còn có nhiều phiên bản khác như rượu kê, bo bo, mì, bắp…     

Văn Hóa Ẩm Thực Rượu Cần Tây Nguyên - ibuyonline.vn

II/ MÓN ĂN

1) Canh thụt của người M’nông

Độc đáo món canh thụt của người M'Nông tại Đắk Nông | Đặc sản địa phương |  Báo ảnh Dân tộc và Miền núi

  Canh thụt là món ăn truyền thống của người M’nông được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có từ thiên nhiên. Theo người M’nông, canh thụt có công dụng bồi bổ sức khỏe, trị chướng bụng, đầy hơi, giải rượu, rất tốt cho các bà mẹ mới sinh, người già sức yếu và những em bé còi xương…

 

2) Măng chua rừng

   Đây là món ăn vô cùng bình dân, dân dã nhưng mang đậm hương vị của núi rừng cao nguyên, cho con người ta một cảm giác rất thú vị khi thưởng thức và cảm nhận được cuộc sống giản dị mà bình yên của đồng bào dân tộc nơi đây.

Măng chua rừng sản vật gia lai | Sản Vật Quê - Sản Vật Miền Trung - Sản Vật  Tây Bắc - Sản Vật Tiến Vua

   Đọng lại trong bạn sau khi thưởng thức món măng chua đặc sản của Đắk Nông không chỉ là hương vị của nó mà còn cảm nhận được sự chân chất mộc mạc của một món ăn vùng cao nguyên hùng vĩ.

3) Cơm lam người Mạ

   Từ xưa, đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung và người Mạ nói riêng có tập quán du canh du cư, sinh sống trên nương rẫy nên thường tận dụng, sáng tạo những nguyên liệu và dụng cụ thô sơ từ rừng để chế biến thức ăn. Cơm lam cũng xuất phát từ đó.

Cơm lam

   Gạo được cho vào ống lồ ô, tre, dùng nước ở con suối, vách đá chảy ra nấu thành cơm ngay tại rừng. Cách làm cơm này vô cùng đặc sắc vì gạo được nấu trong ống cây bịt kín, giữ nguyên mùi hương và không mất đi chất dinh dưỡng. Đối với người Mạ trên địa bàn tỉnh ta, cơm lam là món ăn phổ biến và không thể thiếu trong các dịp lễ, hội.

Cơm lam - Nét văn hóa ẩm thực độc đáo của núi rừng Tây Nguyên

4) Gỏi cà đắng cá khô

   Gỏi cà đắng cá cơm - Món ăn khó bỏ qua khi đến Buôn Ma Thuột - Tép Bạc

  Cà đắng được xắt mỏng ngâm qua nước muối loãng cho ra bớt nhựa đắng rồi để ráo, cá khô phải rang giòn sau đó trộn cùng gia vị vừa ăn.

   Điều đặc biệt trong món này là cà đắng phải trộn cùng với quả ớt hiểm xanh rất cay và thơm vị núi rừng, kết hợp cùng với lá ngò gai thì mới đúng điệu. Khi làm không được trộn lâu sẽ làm cà đắng ra nước không ngon, cá khô cũng sẽ bị ngấm nước và mất giòn.

  Gắp một miếng cho vào miệng, vị ngọt đắng dai dai của cà cùng với vị giòn của cá khô, cay nồng của ớt xanh và vị thơm của lá ngò gai hòa quyện cùng với vị mặn ngọt và chua vừa phải làm món ăn có vị ngon đặc trưng khó tả, có lẽ chính là vị hoang dã của núi rừng mà người ăn sẽ không thể nào quên được.

  Chính vì sự đặc biệt đó mà người dân nơi đây thường làm món cà đắng để đãi khách từ nơi khác đến, cho dù không phải ai cũng có thể ăn được vì vị đắng của cà. Những ai ăn được thì từ thích chuyển thành ghiền luôn. Mà quả cà đắng thì không thể tìm được ở nơi nào khác ngoài miền núi Tây Nguyên.

5) Lẩu lá rừng Tây Nguyên

   Bạn có thể dễ dàng tìm mua và thưởng thức những món ăn dân dã nơi đây, tuy nhiên, bạn sẽ không dễ dàng để được thưởng thức món “lẩu” lá rừng vì có rất ít nơi bán món ăn này. Và nếu có may mắn được thưởng thức món ăn này trong những nhà hàng, quán ăn thì cũng không thể hấp dẫn bằng việc thưởng thức nó ngay giữa núi rừng Tây Nguyên bạt ngàn.

Cùng tìm hiểu về lẩu lá rừng dak lak

  Món “lẩu” lá rừng này được chế biến đầu tiên bởi những người dân tộc Ê đê nơi đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, để có thức ăn nuôi sống hằng ngày, người Ê đê phải vào rừng để hái những loại lá khác nhau về nấu canh. Trải qua thời gian, “lẩu” lá rừng đã trở thành món đặc sản của người dân tộc bản địa.

Khám Phá Lẩu Lá Rừng Độc Đáo Của Vùng Núi Cao - CultureMagazin®

6) Bánh cuốn Tày    

Bánh cuốn Tày - Tạp chí Đáng Nhớ

   Tại Đắk Nông, đồng bào Tày sinh sống ở hầu hết các huyện, thị xã, nhưng định cư nhiều nhất là ở các huyện: Chư Jút và Krông Nô. Đồng bào Tày có nhiều món ăn ngon, chế biến cầu kỳ, song phổ biến nhất là món bánh cuốn. Trước đây, món bánh cuốn chủ yếu được các gia đình tự chế biến để thưởng thức trong những ngày nông nhàn hay những lúc mưa gió không thể lên nương, rẫy.

7) Bánh giầy Tày

  Trên mảnh đất Đắk Nông, nơi được xem là quê hương thứ hai của nhiều hộ gia đình người đồng bào dân tộc thiểu số phía Bắc đến định cư, trong đó có người Tày. Nhiều thế hệ người Tày đã lớn lên trong mùi bánh giầy thơm ngon của các bà, của các mẹ làm nên. Chiếc bánh như nhắc nhở, cũng như gắn kết cuộc sống, con người Tày với mảnh đất nơi đây.

Kinh nghiệm du lịch Đắk Nông từ A đến Z | Du lịch Tây Nguyên

8) Pẻng Tải

  “Pẻng tải” – món bánh đen sì, ngọt mà không ngấy của người Tày – Nùng. “Pẻng tải” (bánh gai) là món bánh quen thuộc không thể thiếu trên mâm cúng gia tiên của người Tày – Nùng (Lạng Sơn) dịp Rằm tháng Bảy. Dù ở quê hay làm ăn xa trên những vùng đất mới, đồng bào các dân tộc nơi đây vẫn giữ tục tự giã bánh để cúng tổ tiên, biếu cha mẹ và cho gia đình thưởng thức.

Pẻng tải, món bánh độc đáo của người Tày Nùng xứ Lạng

9) Canh chua kiến vàng

Người Ê đê xã Tâm Thắng (Cư Jút) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô.

 Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.

CANH CHUA KIẾN VÀNG - YouTube

    Kiến vàng sinh sống trên các cành cây, làm tổ ở những nơi cao. Những ổ kiến vàng có trứng được xem là “lộc rừng”. Đặc biệt vào mùa mưa từ tháng 5 trở đi, người Ê đê thường chọn thời điểm này đi “săn” kiến vàng vì đa phần chúng sẽ làm tổ và đẻ trứng nhiều. Nhắc đến các món ăn ngon truyền thống từ kiến vàng, người Ê đê mê mẩn món canh chua kiến vàng nấu với hoa “djam tang”. Để làm được món canh này phải có các nguyên liệu chính gồm kiến vàng, các loại tôm, cá, cua sông, hoa “djam tang”, ngò gai, nén, gia vị.

Canh chua kiến vàng Đắk Nông - đặc sản 'ngon vô đối' của người Ê Đê

10) Cá bống Đắk Mil

  Hồ Tây có loại cá bống cơm sinh sôi nảy nở nhanh. Loại cá này thịt rất thơm, ngon, nổi tiếng nhất là món kho tộ. Cá được ướp kỹ gia vị, để một thời gian khoảng 30 đến 40 phút rồi cho vào nồi đất đun đến vừa cạn nước, gia vị quyện dính khiến con cá có màu hổ phách là được. Nhiều nhà hàng, quán cơm ở thị trấn Đắk Mil đều không thể không có món đặc trưng này.

Cách nấu món Cá bống kho tộ thơm ngon

11) Thịt gác bếp

 Món thịt khô không chỉ là một trong những cách bảo quản thịt hữu hiệu mà trở thành đặc sản ẩm thực của đồng bào các dân tộc thiểu số. Món ăn phần nào nói lên được phong tục và đời sống sinh hoạt thường ngày của các dân tộc. Với cách “xông khói” trên gác bếp đã làm cho những miếng thịt thơm ngon lạ lùng. Ngày nay, thịt khô gác bếp trở thành món ăn đặc biệt trong cộng đồng các dân tộc và cả du khách.

Thịt trâu gác bếp - đặc sản núi rừng Tây Bắc

12) Cá lăng sông Serepok

   Sông Sêrêpốk chảy qua địa bàn huyện Krông Nô, Chư Jút là “xứ sở” của loài cá lăng đuôi đỏ. Đây là loài cá da trơn sinh sống ở nhiều nơi, nhưng có lẽ với môi trường sinh thái sông Sêrêpốk “đặc biệt” hơn, nên cá lăng ở đây có số lượng nhiều hơn, chất lượng cao hơn.

Cá Lăng Sông (Đuôi Đỏ) - Cá Hoàng Đế

13) Muối kiến vàng

  Không chỉ góp mặt trong các món xôi, kiến và trứng kiến còn là đặc sản nhiều vùng với biến tấu đa dạng. Muối kiến vàng trở thành gia vị ăn kèm nhiều món ăn nổi tiếng ở Việt Nam.

Muối kiến vàng là gì? Ăn với gì ngon và nơi mua muối kiến vàng

14) Khâu nhục

      Theo đồng bào Hoa nơi đây, món Khâu nhục có từ lâu đời và không thể thiếu trong các dịp lễ tết, hiếu hỉ. Ngày xưa, trong các đám cưới của người Hoa, nếu không có món Khâu nhục thì đám cưới ấy xem như không thành và vợ chồng sẽ không đoàn kết, không yêu thương nhau đến bạc đầu. Do đó, vào bất cứ ngày lễ quan trọng nào, dù lớn hay nhỏ đều xuất hiện món ăn này.

Cách làm khâu nhục ngon, đơn giản chuẩn vị Lạng Sơn

15) Cá kìm hồ Tà Đùng

 Tại hồ thủy điện Đồng Nai 3, 4 (còn gọi là hồ Tà Đùng) có nhiều loài thủy sản như lóc bông, cá rô phi, cá trắm, cá mè, cá lăng… Trong đó, phải kể đến cá kìm, một đặc sản được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, thơm ngon được thiên nhiên tại đây ban tặng.

Canh chua cá dò (cá kình) – Đảo Hải Sản

16) Canh tro vỏ chuối của người M’nông

  Canh tro vỏ chuối nấu với đu đủ và măng chua là một trong những món ăn mang đậm nét ẩm thực truyền thống của người M’nông. Kết hợp các nguyên liệu tưởng chừng như đối lập nhưng người M’nông lại chế biến nên được một món ăn đậm đà, thơm ngon và khá bổ dưỡng…

 Canh tro vỏ chuối của người M'nông

17) Món thịt giã của người Mạ

  Cùng với cơm lam, ruốc gà, rượu cần, thịt giã là món ăn khá đặc biệt của người Mạ ở tỉnh Đắk Nông. Từ kinh nghiệm thực tiễn, chắt lọc qua thời gian, đồng bào Mạ tạo ra món thịt giã độc đáo, làm phong phú thêm văn hóa ẩm thực của dân tộc mình. Với đặc điểm thơm, ngon, dễ tiêu hóa, món ăn còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Món thịt giã của người Mạ

18) Cá trê nướng cuốn rau rừng của người Ê Đê và M’nông

  Đồng bào Ê đê hay M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm rau rừng khiến món cá trở nên độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác vô cùng…

Cá trê nướng cuốn rau rừng

19) Đọt mây lá bép

   Bao đời nay, mỗi khi đi rừng hay lên nương rẫy, đồng bào các dân tộc thiểu số Đăk Nông không quên hái về một số loại rau như đọt mây, măng, lá bép, cà đắng, rau dớn… để bổ sung cho bữa ăn của gia đình.

    Có lẽ ấn tượng nhất phải nói đến đọt mây, khó tìm, khó thấy hơn măng, nhưng mùa nào cũng có. Ðồng bào thường lấy phần đọt có gai về làm thức ăn, khi bóc hết lớp vỏ cứng bên ngoài sẽ lộ ra phần thân non bên trong màu trắng nõn nà. Cách chế biến đơn giản nhất là luộc, xào hoặc nướng than. Cầu kì hơn thì dùng đọt mây để chế biến nhiều món như xào thịt bò, nấu canh thụt, gỏi…

III/ TRÁI CÂY

1) Bơ sáp Đắk Mil

    Đắk Nông nổi tiếng với bơ sáp và được xem là thương hiệu của vùng đất Tây Nguyên. Trái thường dài dạng như quả lê, quả đu đủ; vỏ trái mỏng thường trơn tru; khi chín có màu xanh, vàng xanh hay đỏ tím, đỏ sẫm tùy giống; vỏ hạt mỏng, mặt ngoài hạt trơn láng. Bơ là một trong những loại trái cây không chứa cholesterol mà lại có nhiều chất béo (hàm lượng chất béo rất cao 15-30%) tốt cho cơ thể con người. Mùa thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 9, Bơ sáp được trồng nhiều tại huyện Đắk Mil.

Bơ sáp Đắk Nông hạt nhỏ | Sàn TMĐT Đắk Nông - Sàn TMĐT Đắk Nông2) Xoài Đắk Rằn

    Đặc sản Đắk Nông làm quà không thể không nhắc đến Xoài Đắk Gằn. Ở Xã Đắk Gằn, huyện Đắk Mil hiện có khoảng 750 hecta cây ăn quả, mà chủ yếu là xoài, ổi…Trồng cây ăn quả đã mở ra hướng đi mới trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cho nông dân trên địa bàn xã.

Xoài Đắk Gằn

3) Sầu Riêng Đắk Mil

   Sầu riêng Đắk Nông có hương thơm, vị béo ngọt khiến cho ai đã thưởng thức một lần thì nhớ mãi và ngon nhất vẫn là sầu riêng được trồng tại huyện Đắk Mil. Sầu riêng Đắk Mil được nhiều người biết đến với mệnh danh là “ông vua” của các loại cây ăn quả. Sầu riêng Đăk Mil đem lại năng suất cao, hương vị đậm đà, đặc trưng của vùng đất đỏ bazan.

Sầu riêng Đắk Mil

4) Ổi Đắk Glong

   Đắk Glong là địa phương có nhiều trang trại trồng cây ăn trái như cam, quýt, bơ, thanh long ruột đỏ, dưa, chuối… Những năm gần đây, nhiều người dân huyện Đắk Glong đã đưa giống ổi ứng dụng công nghệ cao vào trồng.

Ổi Đắk Glong Đắc Nông | Yong.vn

   Đây là giống “ổi siêu sạch” với nhiều khâu chăm sóc cây được tiến hành một cách chặt chẽ đúng quy trình kỹ thuật, nhất là đảm bảo cách ly một cách tốt nhất với các loại thuốc như trừ sâu, bón lá… Khi trái ổi lớn bằng ngón chân cái, đã được bọc bằng bao xốp và bao ni lông để tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tránh thuốc trừ sâu, thuốc cỏ, côn trùng hại quả… Nhờ thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng đất Đắk Glong nên ổi phát triển tốt, trái bóng đẹp, giòn, ngọt dịu và cho trái quanh năm.

IV/ CÁC LOẠI HẠT

1) Cà phê Đức Lập

   Đức Lập là tên cũ của huyện lỵ Đắk Mil, một địa phương có đất đai, thổ nhưỡng rất phù hợp với cây cà phê. Hiện nay, Đắk Mil có diện tích cà phê lớn nhất của tỉnh. Do thuận lợi về tự nhiên; mặt khác, người dân địa phương đã có kinh nghiệm chăm sóc, thu hoạch, sơ chế… nên hạt cà phê Đắk Mil có chất lượng cao.

Cà phê Đức Lập -

  Thời gian qua, ngoài việc cung cấp nguồn nguyên liệu xuất khẩu, một số đơn vị đã đầu tư sản xuất cà phê bột mang thương hiệu Cà phê Đức Lập đã tạo ra dấu ấn riêng trên thị trường.

2) Hạt tiêu Đắk N’rung

   Hồ tiêu hay còn gọi là tiêu ăn, là một loài cây leo trồng chủ yêu để lấy hạt. Hạt tiêu sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô và sơ chế để phục vụ trong bữa ăn thường nhật của chúng ta. Hiện nay tiêu được phân nô ở ở Đắk N’rung thuộc huyện cách Đắk Song. Với khả năng chăm sóc của mình, hạt tiêu đã trở thành đặc sản tại Đăk Nông.

Đặc Sản Đại Ngàn Đăk Nông - HAVICO Tour

3) Hạt mắc ca

   Hạt Macca Đăk Nông  có chứa hơn 20 loại chất khoáng chất thiết yếu, rất giàu vitamin, Omega-3 và chất chống ôxy hóa. Nhờ đó, hỗ trợ bảo vệ hệ tim mạch, tốt cho não và hoạt động của hệ thần kinh, tăng cường đề kháng chống lại bệnh tật, hỗ trợ giảm cân, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe đường ruột, tăng cường mật độ xương, giảm viêm mãn tính, điều trị viêm khớp, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.

Hạt mắc ca có tốt cho sức khoẻ? | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động  online - Laodong.vn

  Hạt Macca Đăk Nông là loại hạt có giá trị dinh dưỡng cao, phù hợp với tất cả mọi người. Sản phẩm mang lại nhiều năng lượng và lợi ích về sức khỏe cho người sử dụng. Hạt Macadamia Nữ Hoàng sử dụng 100% hạt Macca thiên nhiên được rang khô nứt vỏ, được đóng gói an toàn, hợp vệ sinh, đảm bảo độ tự nhiên và chất lượng sản phẩm.

V/ CÁC LOẠI ĐẶC SẢN KHÁC 

1) Khoai lang Tuy Đức

  Tuy Đức là huyện biên giới ở Đăk Nông nổi tiếng với khoai lang, và nó cũng là một trong những đặc sản ở Đăk Nông bạn có thể mua về làm quà được. Trước đây khoai lang chỉ là một loại củ dùng để chống đói thôi, nhưng giờ đây nó đã trở thành đặc sản mà không có tỉnh thành nào cạnh tranh nổi.

ĐT: 0974777889

2) Quả núc nác

   Với cuộc sống gắn bó từ thiên nhiên nên đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cũng như đồng bào M’nông, Mạ, Ê đê ở tỉnh Đắk Nông đều xem những loại cây trái trong tự nhiên đều là sản vật và có thể chế biến thành món ăn ưa thích. Một trong những món ăn từ cây rừng được đồng bào chuộng dùng là quả núc nác.

Cây núc nác và tác dụng của cây núc nác cùng cách dùng chữa bệnh

   Núc nác là cây thuộc họ cây bồ kết, có quả từng chùm và mọc nhiều ở trong rừng. Theo đồng bào, từ ngọn non tới quả của cây núc nác đều được tận dụng làm bữa ăn hàng ngày.

3) Nấm mối rừng

  Ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Nông nói riêng, khi mùa mưa đến cũng là lúc nhiều người dân lại hăm hở lên nương rẫy tìm nấm mối về ăn và bán.

Nấm mối là gì? Công dụng và bài thuốc cho sức khỏe? Giá 1kg nấm mối?

 Mỗi loại đặc sản của Đắk Nông có một điểm nhấn riêng, tuy nhiên điểm chung của những loại đặc sản này là đều có hương vị rất đặc biệt và đáng nhớ. Nếu có cơ hội đến với chương trình, du khách nhất định đừng bỏ lỡ cơ hội nếm thử nhé. 

Để khám phá thêm nhiều điều thú vị thì đừng ngại ngần gì hãy đến với https://ghienvivu.com/ nhé!

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here